DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Những mảnh ghép tươi sáng của cô dâu Việt ở Đài Loan

Theo Bộ Nội vụ Đài Loan, hiện có khoảng 41.000 người nước ngoài, chủ yếu là phụ nữ từ Đông Nam Á (trong đó có cả những phụ nữ người Việt Nam), đang cư trú bất hợp pháp ở hòn đảo này. Và cứ 10 học sinh tiểu học – trung học thì có 1 em có mẹ là người ngoại quốc.

Mặc dù, luật nhập cư của Đài Loan đã phần nào được nới lỏng, nhưng về cơ bản vẫn không bảo vệ quyền lợi lâu dài cho người nước ngoài kết hôn với công dân Đài Loan. Riêng người Việt Nam đến Đài Loan chủ yếu với tư cách là lao động nhập cư và phụ nữ lấy chồng qua môi giới hôn nhân. Phần lớn những người phụ nữ nước ngoài không được luật pháp Đài Loan bảo vệ. Họ phải chấp nhận sống cuộc sống chui lủi nơi xứ người vì miếng cơm manh áo hoặc vì tình mẫu tử thiêng liêng. Phần lớn những trường hợp này sống mà không biết tương lai của họ sẽ thế nào. Thế nhưng đâu đó ở quốc đảo xinh đẹp này, bạn vẫn tìm ra những trường hợp những cô dâu Việt quyết tâm vượt qua khó khăn chính bản thân mình để các con có cuộc sống tốt đẹp, tương lai tươi sáng. 

Nếu các bạn có có hội ghé thăm phố cổ Thập Phần này, các bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy tấm biển Việt Nam quán ở phố cổ Thập Phần. Đáng chú ý, trên tấm biển, ngoài 3 chữ “Việt Nam quán”  và những chỉ dẫn thả đèn viết bằng Tiếng Việt, còn là hình ảnh bản đồ Việt Nam với đầy đủ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lúc này, cảm giác của bạn như thế nào? Có tự hào xen lẫn chút ấm lòng chăng?

Bạn biết không? Chủ của tấm biển với bản đồ nước Việt Nam nói trên là một phụ nữ người Việt. Chị qua đây lao động rồi lấy chồng Đài Loan. Nơi đất khách chẳng cần ai tuyên truyền, chỉ dẫn tự tấm lòng với Đất Mẹ đã dẫn dắt cô vẽ tấm bản đồ khẳng định chủ quyền đất nước đối với 2 quần đảo kia.

Nếu bạn có thời gian nhiều hơn để đi đây đó ở Đài Loan, có thể bạn sẽ gặp đâu đó trong chuyến đi những cô gái đứng ra thuyết trình về một sản phẩm trà  tại một hiệu trà, hoặc những cô gái giới thiệu sản phẩm tại một cửa hàng bánh dứa… hay một cô hướng dẫn viên địa phương đi học Trung văn tại Đài Loan rồi lấy chồng người Đài. Hay những cô dâu Việt Nam vươn mình kiếm chổ đứng nơi xứ người bằng việc làm giáo viên, giảng viên dạy Tiếng Việt tại các trường lớn nhỏ ở Đài Loan, gieo chữ để thế hệ thứ hai bằng bạn bằng bè… Tất nhiên không phải các cô dâu Việt Nam hoặc người lao động đều gặp may mắn như họ. Không ít bị kịch xảy ra như truyền thông đã đưa tin.

Hạnh phúc, ai không thèm muốn, không theo đuổi hạnh phúc? Nhưng để có hạnh phúc, trước tiên mình phải sống. Với những cô gái Việt đi lao động hoặc làm dâu ở xứ Đài hay ở một nơi nào khác khi Đất Mẹ chẳng thể cưu mang, mang lại cho họ thu nhập và cuộc sống ấm no thì việc họ không ỷ lại Nhà nước mà tự mình đi tìm cuộc sống khá hơn, có khi gặp được hạnh phúc, có gì là xấu? Và như cô chủ “Việt Nam quán” với tấm biển có bản đồ nước Việt ở phố cổ Thập Phần nói trên, hoặc những cô giáo người Việt đang gieo từng con chữ cho các thế hệ sau mỗi ngày, ai dám nói họ không nghĩ về quê hương, đất nước? ai dám nghĩ rằng họ chưa từng chịu những khó khăn, tủi cực. Chỉ là một chút may mắn, một chút cố gắng, một chút quyết tâm, biết đâu cuộc sống của bạn ở nơi xứ người có những mảng màu tươi sáng hơn.

Đánh giá bài viết

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Tin liên quan:

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có nhiều năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang.