DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Sự thật nhói lòng về cuộc sống của những cô dâu Việt xứ Đài

Vì gia cảnh nghèo khó phải hi sinh, hay chỉ vì muốn lấy chồng ngoại lấy tiếng… đó là những lý do của từng người. Nhưng chắc chắc, không ít thì nhiều, sau một thời gian làm dâu,  nhiều cô gái ở Việt Nam mới “vỡ mộng” rằng cuộc sống xứ người không lãng mạn, giàu sang như trong phim.

Lấy chồng Đài Loan sướng hay khổ?

Từ hơn một thập niên qua, mãi đến giờ này, đàn ông Đài Loan tiếp tục sang Việt Nam kiếm vợ, cô dâu Việt Nam sẳn sàng nhắm mắt đưa chân theo chồng về nơi xa.

Chắc điều đầu tiên các cô dâu phải tự hỏi là cái gì đang chờ mình ở nơi kia, hạnh phúc hay khổ đau? Thực tế, gọi là  “cô dâu”, là “chồng” hay là “vợ “ mà khi đối diện thực tại thì quá đỗi bẽ bàng , nếu không muốn nói là tủi hổ.

Chúng tôi có tìm hiểu một trường hợp của chị T.T. (31 tuổi, xã Thuận An, huyện Bình Minh, Vĩnh Long):

“Lấy chồng Đài Loan do mai mối từ năm 18 tuổi và đã có đứa con gần 10 tuổi, những tưởng cuộc sống của chị T.T. sẽ bình yên. Thế nhưng đến năm 2007 do việc làm ăn kinh doanh thất bại, chồng chị T.T. yêu cầu chị phải gọi điện thoại về nhà vay tiền, cầm cố đất đai để anh ta tiếp tục kinh doanh. Gia đình chị T.T. ở Việt Nam không khá giả nên không giúp được. Cũng chính vì làm ăn thất bại, chồng chị T.T. sa vào ăn chơi, hút chích. Cuộc sống của chị T.T ngày càng bi đát do gia đình bên chồng đổ thừa mọi trách nhiệm cho chị. Trong một lần đi đường, chồng chị T.T. bị tai nạn giao thông tử vong. Bà mẹ chồng lại có cớ đay nghiến, cho rằng chính chị là nguyên nhân khiến chồng chết oan uổng như vậy.

Cô dâu Đài Loan: đi dễ - về khó

Kể từ đó chị luôn bị mẹ và chị chồng hành hạ, đánh đập. Để cách ly chị khỏi đứa con của chị, họ nhốt chị vào nhà tắm và đến giờ ăn thì đem cơm cho ăn. Một ngày do uất ức và hoảng loạn, chị T.T. đã bị ngất. Sợ chị chết trong nhà, gia đình chồng đưa chị đến bệnh viện tâm thần và gọi điện về Việt Nam thông báo… trả con dâu. Về tới nhà, chị T.T. như người mất hồn, chẳng biết và cũng chẳng nhận ra người xung quanh, cứ luôn miệng lảm nhảm.”

Hay như trường hợp của con Lý Muối (69 tuổi, huyện Hóc Môn, TP HCM).Suốt mười mấy năm qua, người mẹ 5 con, ba trai, hai gái này chỉ ước được gặp con gái út trong mơ mà chẳng được. Mỗi lần nhớ con, bà chỉ biết mang những tấm hình đã phai màu của chị Huỳnh Quý Thanh – lấy chồng Đài Loan từ năm 17 tuổi – ra ngắm, nước mắt cứ thế rơi, tim thắt lại vì thương. Không tin con gái mình “bỏ chồng theo trai” như nhà thông gia nói, từ năm 2003 tới nay bà đi khắp nơi tìm kiếm mà vô vọng.

“Tôi muốn sang đó lắm nhưng mãi mà chẳng làm được cái visa. Lần nào người ta cũng nói, phải có người thân là con hoặc chồng bảo lãnh hoặc có tài sản 2 tỉ trở lên mới được”, bà Muối cho biết.

Bao nhiêu năm qua, bà Muối cứ sống trong dằn vặt và tự trách mình khi để con gái lấy chồng sớm. “Tôi chỉ ước nằm ngủ, mơ thấy con bé về báo mộng cho mẹ biết tình hình của mình giờ ra sao mà chẳng được”, bà nói.

Cô dâu Đài Loan: đi dễ - về khó

Còn nhiều lắm những chuyện thương tâm như thế. Nhưng kể sao cho hết trong một bài viết ngắn ngủi này. Mình không có cái nhìn bi quan, có có cái nhìn quá tiêu cực về việc lấy chồng ngoại của những cô gái Việt Nam, sẽ vẫn có trường hợp may mắn tuy nhiên thực tế luôn cho chúng ta thấy những câu chuyện giống vậy nhiều hơn. 

Cuộc đời vốn vẫn xoay vòng để sinh tồn như thế, sẽ chẳng ai có thể hiểu được hoàn cảnh của bản thân, gia đình bạn bạn bạn. Nhưng tôi mong các bạn hiểu một vấn đề rằng không một nơi nào ở trên trần gian này là thiên đàng cả. Thiên đàng là chính nơi mình đang ở và nếu nó chưa là thiên đàng thì mình phải có bổn phận biến nó thành thiên đàng.

Đánh giá bài viết

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có nhiều năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang.