DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Thưởng thức món mì Soba khi đi du lịch ở Nhật Bản

Mì Soba là loại mì có nguyên liệu từ bột kiều mạch, độ dày của nó có thể nói là ngang ngửa mì spaghetti của ý và có rất nhiều kiểu ăn nóng hoặc lạnh khác nhau. Mì Soba rất nổi tiếng và hiện diện trên khắp nước Nhật. Mì Soba được làm 100% từ bột kiều mạch trở nên giòn và rất dễ gãy, nên nhiều nhà hàng cho thêm bột lúa mì vào khi làm nó.

Mì Soba cơ bản nhất là Mori Soba, mì sau khi luột chín được nhúng rửa trong nước lạnh rồi trút bỏ hết nước và cho đặt lên trên một chiếc đĩa hình vuông. Loại mì này thường được ăn cùng với nước tương đậu nành “tsuyu”.

Nhiều loại mì Soba được ăn quanh năm, trong khi số khác thì chỉ được ăn theo mùa. Có một loại mì Soba vô cùng đặc biệt có tên là “Toshikoshi Soba”, một biểu tượng của sự trường thọ, thường chỉ được ăn vào đêm giao thừa của mỗi năm.

Mì Toshikoshi Soba

Giống với mì Ý, mì soba cũng được sản xuất đóng gói và bày bán tại các siêu thị, tuy nhiên hương vị lại không ngon bằng mì tươi được nhào nấu bằng tay. “Làm mì Soba” từ lâu đã trở thành một hoạt động vui chơi thực hành phổ biến dành cho các thực khách du lịch trong nước và quốc tế. Những hoạt động này thường được cung cấp bởi các làng nghề thủ công truyền thống và các công ty du lịch.

Khi du khách đến Nhật Bản muốn tìm cho mình một cửa hàng để thưởng thức món mì Soba này thì hãy đến những trạm xe lửa tấp nập, bạn có thể tìm thấy những nhà hàng Soba phục vụ ăn đứng với các bữa ăn nhanh trong thời gian chờ xe. Ăn mì tại các nhà hàng ăn đứng rất đơn giản, bạn mua vé bữa ăn tại máy bán hàng tự động, trao nó cho nhân viên và sau đó thông thả thưởng thức bát mì ngon lành trong khi vẫn đứng tại quầy.

Các món Soba đơn giản thông thường có giá khoảng 500 – 1000 yên (100 – 200 nghìn VND), trong khi các món công phu hơn hoặc đặc biệt hơn thì có giá khoảng từ 1000 – 1500 yên (200 – 300 nghìn VND).

Mì Soba nước được phục vụ trong một tô đầy súp bạn sẽ dùng đũa gấp mì bỏ vào miệng và thưởng thức. Nếu như bạn đang ăn mì trong một tiệm mì Soba thì chắc có lẽ bạn sẽ không thể cưỡng lại được tiếng mút mạnh những sợi mì của những người xung quanh và bắt chước theo ngay. Tiếng mút khi ăn mì sẽ làm tăng vị ngon và làm giảm đi độ nóng của sợi mì khi bạn bỏ chúng vào miệng. Nước mì sẽ được húp trực tiếp bằng tô mà không cần dùng muỗng vì như thế sẽ ngon hơn và bạn cũng không cần phải sợ bị bất lịch sự vì đó là điều bình thường ở các nhà hàng Nhật.

Khi mì Soba được phục vụ với một chén nước chấm, sẽ mất một vài bước bạn phải thực hiện trước khi bắt đầu thưởng thức chúng. Trước tiên, trộn một ít lá hành xanh và wasabi (mồ tạc Nhật Bản) vào nước chấm. Sau đó gấp một ít sợi mì Soba và nhúng chúng vào nước chấm rồi thưởng thức.

Nếu như bạn được phục vụ mì Soba với nước chấm, một số nhà hàng sẽ cho bạn một ấm trà nhỏ chứa một loại nước vừa nóng vừa đục. Loại nước này được gọi là Sobayu, tức loại nước còn dư lại sau khi nấu mì Soba. Sobayu được dùng để đổ hòa vào phần nước chấm thừa còn lại sau khi ăn xong bát mì. Đây chính là cách bạn hoàn thành luôn phần nước chấm thông qua việc húp loại hỗn hợp này và bạn có thể tùy chỉnh để lượng sobayu phù hợp theo sở thích của mình.

Có thể thấy ẩm thực đóng một vai trò quan trọng trong dịp năm mới của người Nhật. Họ đã chế biến ra những món phù hợp với điều kiện tự nhiên của đất nước và tính cách của mình. Các món ăn phong phú, cầu kỳ của họ thể hiện rõ một tinh thần tao nhã, yêu chuộng hình thức và hài hòa với tự nhiên. Đồng thời, người Nhật đã gửi vào các món ăn ngày Tết những ý nghĩa tượng trưng và những lời cầu chúc một năm mới ấm no, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và con đàn cháu đống. Đến Nhật Bản vào những dịp như thế này du khách nên thưởng thức món mì Soba một lần để cảm nhận được nền văn hóa ẩm thực nơi đây hấp dẫn đến mức nào.

Đánh giá bài viết

Đội ngũ tư vấn

van-achau

Ms Vân - Tư Vấn Visa

0988 011 249 - Zalo: 0988 011 249

hoia-achau

Ms Văn - Tư Vấn Visa

0984 415 828 - Zalo: 0984 415 828

Tin liên quan:

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có nhiều năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang.