DỊCH VỤ LÀM VISA UY TÍN + DU LỊCH QUỐC TẾ Á CHÂU

Giói thiệu dịch vụ visa Á Châu Đánh giá tỷ lệ đậu Visa 0988.011.249

Từng bỏ quốc tịch Việt Nam và muốn nhập lại được không?

Hỏi: Tôi đang sống và làm việc tại Đài Loan. Cách đây 6 năm, tôi đã được cấp quốc tịch Đài Loan, do hồi đó phía Đài Loan quy định tôi phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam để lấy quốc tịch Đài Loan. Bây giờ Đài Loan quy định tôi có thể có song tịch, nên tôi muốn quay lại quốc tịch Việt Nam. Tôi phải làm những thủ tục gì và nộp ở đâu để có thể hồi phục lại quốc tịch Việt Nam? (Quốc Anh).

Đáp:

Chào anh Quốc Anh,

Theo thông tin anh đưa ra, chúng tôi hiểu rằng anh đã có quốc tịch Đài Loan và đã thực hiện thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam. Hiện nay, anh muốn trở lại quốc tịch Việt Nam.

Điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam

Theo quy định của Đài Loan luật Việt Nam về quốc tịch, anh thuộc trường hợp mất quốc tịch Việt Nam do đã được thôi quốc tịch Việt Nam. Do đó, để trở lại quốc tịch Việt Nam, anh phải thuộc một trong các trường hợp sau (theo Khoản 1 Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014):

– Xin hồi hương về Việt Nam;

– Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

– Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

Nếu anh thuộc một trong các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam nêu trên, anh phải thôi quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan), trừ những trường hợp được Chủ tịch nước cho phép như sau:

– Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

– Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(Khoản 5 Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014)

Cần lưu ý rằng, khi anh xin trở lại quốc tịch Việt Nam, anh phải lấy tên gọi Việt Nam trước đây.

Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 và Khoản 1 Điều 10 Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 97/2014/NĐ-CP (“Nghị định 78/2009/ NĐ-CP”), hồ sơ xin trở lại quốc tịch gồm:

– Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

– Bản khai lý lịch;

– Phiếu lý lịch tư Đài Loan do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư Đài Loan do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư Đài Loan phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam (bao gồm một trong các giấy tờ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 10 Nghị định khoản 1 Điều 10 Nghị định 78/2009/NĐ-CP);

– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam (bao gồm một trong các giấy tờ theo quy định tại Điểm a,b,c,d khoản 2, Điều 7 và điểm b, khoản 1, Điều 10 Nghị định 78/2009/NĐ-CP).

Chú ý: Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải được lập thành 03 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư Đài Loan và cơ quan tiếp nhận hồ sơ (khoản 3, Điều 10 Nghị định 78/2009/NĐ-CP).

– Nơi nộp hồ sơ:

– Sở Tư Đài Loan nơi cư trú: trường hợp anh cư trú trong nước;

– Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc: trường hợp anh đang cư trú tại Đài Loan.
(Khoản 1 Điều 25 Luật quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014).

Lệ phí: 2.500.000 đồng trừ trường hợp được miễn theo quy định của Đài Loan luật.

(Điều 1 Thông tư 146/2009/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 135/2010/TT-BTC và Thông tư 93/2014/TT-BTC).

Chúc anh mau chóng xin lại được quốc tích Cố Hương Việt Nam.

Đánh giá bài viết